Biểu hiện lâm sàng của bệnh dày sừng nang lông là các sẩn màu đỏ, màu da hay màu nâu ở vị trí nang lông. Tổn thương phân bố đối xứng 2 bên. Đây là bệnh lý lành tính chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đôi khi có thể gây ngứa, khó chịu.
Bệnh dày sừng nang lông là gì?
Dày sừng nang lông (keratosis pilaris) là một rối loạn sừng hóa, trong đó các nút sừng điền vào lỗ của nang lông. Đây là bệnh thường gặp. Hiện chưa rõ nguyên nhân, nhưng thường có di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường.
Rõ nghĩa hơn, dày sừng nang lông là một tình trạng da khá thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp, sần sùi.
Dấu hiệu cho thấy một người đang bị dày sừng nang lông đó là sự xuất hiện của các tổn thương ở nang lông, nhô lên khỏi bề mặt da. Khi sờ vào sẽ có cảm giác sần sùi và thô ráp. Các vị trí dễ bị dày sừng nang lông nhất: mông, đùi, cánh tay.
Nhiều nang lông nhỏ, nhọn, dày sừng xuất hiện chủ yếu ở các mặt bên bên của cánh tay, bắp đùi, và mông. Các tổn thương trên mặt cũng có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ em. Các thương tổn rõ nhất trong thời tiết lạnh và có thể giảm đi vào mùa hè. Da có thể xuất hiện màu đỏ. Vấn đề chủ yếu là thẩm mỹ, nhưng bệnh có thể gây ra ngứa hoặc viêm nang lông có mủ, mặc dù hiếm.
Những vết sần da cảm giác thô ráp này thực ra là các nút tế bào da chết. Các nút tế bào chết này xuất hiện thường xuyên nhất trên cánh tay và đùi trên (phía trước). Trẻ em có thể có những vết sần này trên má.
Đây là bệnh vô hại nên bạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn bị cảm giác ngứa, da khô hoặc sự xuất hiện những vết sần này làm phiền bạn thì bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu. Các phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bạn thấy làn da sạch rõ.
Những ai mắc phải bệnh dày sừng nang lông?
Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh dày sừng nang lông nhưng hay gặp nhất là trẻ em và thanh thiếu niên (6 đến 20 tuổi). Bệnh phổ biến với tỉ lệ có thể lên đến 12% ở trẻ nhỏ. Bệnh có khuynh hướng được cải thiện theo độ tuổi, thường vào mùa đông khi độ ẩm không khí thấp sẽ có biểu hiện nặng hơn.
Bệnh kéo dài quanh năm, thường gặp vào mùa đông, khi thời tiết có độ ẩm không khí thấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tụ cầu vàng, nấm hoặc dinh dưỡng kém, tuổi tác, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất… Ngoài ra, những rối loạn di truyền hay từ các loại bệnh da khác như viêm da cơ địa dẫn đến ngứa, viêm nang lông dày sừng.