Bệnh vẩy nến hồng: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị 

 

Bệnh vẩy nến hồng là gì? 

bệnh vảy nến hồng là gì

Bệnh vẩy nến hồng là một loại phát ban. Nó phổ biến hơn ở trẻ em hoặc lứa tuổi vị thành niên, và đặc biệt phổ biến ở giới tính nữ. Bệnh thường bắt đầu bằng các đốm có màu hồng, hình tròn hoặc bầu dục. Có tính lây lan mạnh trên cơ thể.

Các mùa bệnh phát triển mạnh là mùa thu và mùa xuân. Tuy nhiên bệnh vẩy nến hồng không nguy hiểm. Mà nó sẽ tự khỏi sau từ 4-8 tuần mà không để lại di chứng hay dấu vết gì.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến hồng? 

nguyên nhân vảy nến phấn hồng

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn “chưa được tìm ra”. Theo một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh này có thể do virus gây ra. Trong đó chủng virus Herpes được chú ý và chẩn đoán có khả năng gây bệnh vẩy nến hồng. Lưu ý, đây không phải là loại virus gây nên mụn rộp sinh dục.

Một số người thắc mắc rằng, bệnh vẩy nến hồng là lây không? Thì câu trả lời là không, đây không phải bệnh lây nhiễm – giống như tất cả các tình trạng vẩy nến khác. Mặc dù nó rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nó không có khả năng lây nhiễm cộng đồng.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến hồng là gì? 

triệu chứng vảy nến phấn hồng

Người bị bệnh vảy phấn hồng thường có các tổn thương ở da có hình thoi, màu hồng, bờ hơi nhô. Những triệu chứng khác là tổn thương có hình tròn có ít vảy, sẩn nhô lên có màu hồng.

Vị trí bị bệnh thường là: ngực, bụng, mặt trong đùi, mặt trong cánh tay,… đặc biệt là xuất hiện trực tiếp trên mặt.

Bệnh vẩy nến hồng thường bị nhầm với các bệnh: nấm da, viêm da đầu, giang mai, nổi mề đay,… vì triệu chứng của chúng khá giống nhau. Và hình thù vết thương thì tương tự.

Cách chữa trị bệnh vẩy nến hồng 

điều trị vảy nến phấn hồng

Trong hầu hết các trường hợp, vẩy nền hồng sẽ tự khỏi bệnh trong từ 3 đến 8 tuần mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng ngứa gây khó chịu cho bệnh nhân.

Các loại thuốc được khuyên dùng là:

Thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir hoặc kháng sinh như là erythromycin: loại thuốc này sẽ khiến bệnh rút ngắn thời gian từ 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân gặp tình trạng ngứa quá nghiêm trọng thì hãy gặp bác sĩ để nhận lời khuyên nhé.

Sà phòng có hắc ín: các loại sà phòng này có công dụng làm bong vẩy.

Thuốc kháng sinh: Cetirizine , Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine.

Tắm nước ấm có kết hợp dung dịch Calamine. Tránh tối thiểu việc đổ mồ hôi, cần giữ chỗ vết thương khô ráo. Nên nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát để làm giảm ngứa ngáy khó chịu.

Sau 3 tháng nếu như bệnh vẩy nến hồng không thuyên giảm hoặc không tự mất đi. Thì bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để khám nhé.

Hạn chế bệnh vẩy nến hồng phát triển bằng cách nào? 

22/04/16/20092108-h-n-ch--b-nh-v-y-n-n.jpg

Bạn cần chú trọng vào thói quen sinh hoạt, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt để làm giảm thời gian mắc bệnh.

Cần được theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Nghe theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đầy đủ.

Dùng thuốc đủ liều lượng, không vượt quá mức bác sĩ, chuyên gia quy định. Nếu gặp các tác dụng phụ khi dùng thuốc cần dừng ngay.

Tắm nước ấm thường xuyên, dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để làm bệnh nhanh thuyên giảm. 

Không phải là bệnh nguy hiểm, không truyền nhiễm. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý nếu mắc bệnh. Vì tình trạng ngứa ngáy nổi vết đỏ của bệnh vẩy nến hồng sẽ gây nên một số trở ngại nhất định.

Đừng chủ quan mà hãy đến khám bác sĩ da liễu khi phát hiện bệnh nhé. Cải thiện sớm hoặc phát hiện các bệnh khác tương tự sẽ giúp bạn chủ động phòng bệnh hơn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *