Bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm – Viêm nhiễm về mắt

Vẩy nến và viêm nhiễm mắt, bạn có biết? Khi mắc bệnh vẩy nến, có thể đi kèm một hoặc nhiều bệnh khác liên quan đến rối loạn của vẩy nến. Trong đó có viêm nhiễm về mắt.

Tổng quan

Nhìn chung, các biểu hiện về nhãn khoa xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp bệnh vẩy nến. Các tình trạng bao gồm: viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô giác mạc (tình trạng mắt không thể chảy nước mắt), áp xe giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm cơ mắt (viêm nhiễm phần cơ mắt), viêm loét giác mạc (độ bám dính của mắt lên nhãn cầu), viêm võng mạc (bong võng mạc), viêm màng bồ đào và quặm mi kèm theo mi mọc lệch (lông mi mọc vào trong) và rụng mi (mất lông mi) ở mí mắt.

Các bệnh về mắt trong mối liên hệ giữa vẩy nến và viêm nhiễm mắt

Một số tình trạng về mắt có thể thấy khi mắc bệnh vẩy nến:

  • Viêm mống mắt
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm thượng cùng mắt
  • Viêm kết mạc

Viêm màng bồ đào

Hiện nay, căn nguyên căn bệnh vẩy nến và viêm nhiễm mắt chưa được làm rõ về mối liên quan. Có ý kiến cho rằng, khi mắc bệnh viêm khớp vẩy nến, các bạch cầu đa nhân trung tính hoạt động trong máu ngoại vi có thể là nguyên nhân của tình trạng viêm màng bồ đào trước.

Bên cạnh viêm khớp vẩy nến, vẩy nến mụn mủ cũng có xu hướng gia tăng tình trạng viêm màng bồ đào. Những bệnh nhân mắc cả 2 bệnh vẩy nến và viêm màng bồ đào có độ tuổi lớn hơn người không mắc vẩy nến.

Viêm màng bồ đào là viêm mống mắt, thể mi, hắc mạc. Tuy nhiên, võng mạc, thủy dịch trong tiền phòng và dịch kính cũng có liên quan. Khoảng một nửa trường hợp là vô căn; các nguyên nhân có thể xác định bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và các bệnh hệ thống, trong đó phần nhiều là bệnh tự miễn. Các triệu chứng bao gồm giảm thị lực, đau mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng và ruồi bay.

Mặc dù viêm màng bồ đào được chẩn đoán trên lâm sàng nhưng vẫn cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng thường bao gồm corticoid tra, tiêm tại mắt, hoặc toàn thân với một thuốc liệt điều tiết để chống dính đồng tử. Các thuốc ức chế miễn dịch không chứa corticosteroid có thể được sử dụng trong các trường hợp nặng và khó điều trị.

Màng bồ đào là một phần trong cấu tạo của mắt, bao gồm 3 thành phần chính là mống mắt nằm phía trước, thể mi nằm ở giữa và màng mạch (hắc mạc) nằm trong cùng.

Trong các bệnh nhân bị viêm màng bồ đào, có khoảng 40% trường hợp là do đi kèm với một bệnh miễn dịch qua trung gian tế bào; khoảng 30% trường hợp viêm màng bồ đào không có bất kỳ căn nguyên rõ ràng nào.

7-20% thường bị viêm màng bồ đào trong tổng số bệnh nhân vẩy nến. Bệnh nhân vẩy nến thể mảng có xu hướng sẽ bị viêm màng bồ đào cả 2 mắt và kéo dài tình trạng hơn.

Viêm màng bồ đào, đặc biệt là viêm màng bồ đào trước, cũng có liên quan đến các bệnh về khớp và có khoảng 7% bệnh nhân mắc viêm khớp vẩy nến có thể xuất hiện bệnh viêm màng bồ đào.

Viêm kết mạc

Kết mạc mắt bao gồm kết mạc nhãn cầu (là lớp màng mỏng trong suốt ở bề mặt lòng trắng) và kết mạc mi (là lớp niêm mạc lót bên trong mi trên và mi dưới). Khi lớp niêm mạc này bị viêm do các tác nhân gây ra gọi là bệnh viêm kết mạc.

Viêm kết mạc thường xảy ra do dị ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Các báo cáo được công bố cho thấy mức độ xuất hiện viêm kết mạc ở các bệnh nhân mắc vẩy nến ở mức cao 64,5%.

Khô mắt (Viêm kết giác mạc – Hiện tượng Khô mắt)

Chứng khô mắt xảy ra là hậu quả do mất cân bằng giữa tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt. Khô mắt là biểu hiện phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt là với dân văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình máy tính.

Tỷ lệ mắc bệnh khô mắt ở bệnh nhân viêm khớp vẩy nến là 2,7%. Ở mức cao là 18%.

Vẩy nến ở mặt xuất hiện tại phần chân mày hoặc trên mí mắt

Vẩy nến ở Mặt – Sau
Vẩy nến ở Mặt – Sau     

Khi vẩy nến xuất hiện ở mí mắt hoặc lông mi, vị trí này sẽ bị bao phủ bởi các mảng mịn. Gây nên tình trạng đỏ, cộm mí mắt hoặc bệnh quặm mi. Khi mép mí lật xuống, lông mi sẽ có thể cà vào bề mặt nhãn cầu, gây ảnh hưởng và kích ứng bề mặt nhãn cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *