Bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm

Khi mắc bệnh vẩy nến, đôi khi xuất hiện những bệnh lý khác có cùng chức năng miễn dịch. Bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm là sự xuất hiện của nhiều bệnh khác như vậy.

Bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm

Bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm

Bệnh về mắt

  • Viêm mắt
  • Viêm mống mắt
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm thượng cùng mắt

Tâm lý

  • Rối loạn tâm lý và tâm thần
  • Trầm cảm lo âu
  • Tự tử
  • Nghiện ngập

Đường ruột

  • Bệnh viêm đường ruột
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng
  • Không dung nạp gluten
  • Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng chuyển hóa

  • Bệnh về tim mạch – Tăng áp động mạch/ Xơ vữa động mạch Gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Ung thư hạch bạch huyết
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Ngưng thở lúc ngủ
  • Không dung nạp gluten
  • Bệnh Parkinson
  • Ung thư hạch bạch huyết
  • Tiểu đường kháng insulin
  • Béo phì
  • Rối loạn mỡ máu (Tăng cholesterol)

Khớp, cột sống

  • Viêm khớp vẩy nến
  • Các bệnh lý cột sống

Bệnh Nha chu

  • Viêm nướu bong vảy
  • Nứt lưỡi và viêm lưỡi bản đồ
  • Bệnh thận
  • Bệnh thận mãn tính

Khác

  • Giảm thính lực đột ngột do thần kinh cảm giác (SSNHL)

Diễn giải

Mắt

Các vấn đề về mắt chiếm 10% trong các trường hợp bị vẩy nến. Các loại bệnh bao gồm: viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô giác mạc, áp xe giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm cơ mắt, viêm loét giác mạc, viêm võng mạc, viêm màng bồ đào và quặm mi kèm theo mi mọc lệch và rụng mi ở mí mắt.

Béo phì

Bệnh vẩy nến cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như béo phì, tăng lipid máu, gan nhiễm mỡ,…

Phản ứng viêm trong cơ thể là một trong những giả thuyết được các bác sĩ đưa ra để giải thích mối quan hệ giữa bệnh béo phì và bệnh vẩy nến. Khi lượng mỡ tăng cao thì hoạt chất cytokine cũng xuất hiện nhiều tác nhân gây ra các phản ứng viêm, làm cho bệnh vẩy nến cũng như viêm khớp vẩy nến hình thành.

Trong một nghiên cứu ở Na Uy với 35.000 đối tượng tham gia đã cho kết quả về mối liên quan của hội chứng chuyển hóa và nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến. Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng béo phì là yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến bệnh vẩy nến

Tương tự với kết quả nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu dịch tễ học cũng nghiên cứu và cung cấp bằng chứng tin cậy rằng béo phì là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến và phát triển bệnh.

Ngoài ra, béo phì làm thay đổi thành phần tế bào và hoạt động của các tế bào viêm trong da. Sự tích tụ của tế bào γδ T sản sinh IL-17A trong các tổn thương da vẩy nến của chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) và dẫn đến tình trạng viêm da vẩy nến. Hơn nữa, khi nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường biến đổi gen (db/db) cho thấy tình trạng viêm da vẩy nến tăng lên với sự tăng của IL-17A và IL-22.

Tim mạch

Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ mắc cao huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh vẩy nến có số lần lên cơn đau tim cao gấp 3 lần bình thường. Tỷ lệ người cao huyết áp ở người mắc bệnh vẩy nến là 20% và mắc vẩy nến thể nghiêm trọng là 47%.

Bên cạnh đó, một số thuốc được sử dụng để điều trị vẩy nến có tác dụng phụ làm tăng cholesterol máu, tăng nguy xảy ra các biến chứng tim mạch như đột quỵ, đau tim,..

Giảm thính lực đột ngột do thần kinh cảm giác (SSNHL)

Giảm thính lực đột ngột là tình trạng giảm thính lực trên 30 dB ở 3 tần số âm thanh liên tục và xảy ra trong thời gian ít hơn 3 ngày. Thường xuất hiện sau 1 đêm ngủ dậy, bệnh nhân cảm nhận giảm sức nghe kèm các dấu hiệu như ù tai hoặc chóng mặt. Đây là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ khoảng từ 5 đến 30 trên 100,000 dân/năm.

95% giảm thính lực đột ngột xảy ra ở 1 bên, và khoảng 5 phần trăm bị 2 tai. 80% kèm theo triệu chứng ù tai, và 30 phần trăm kèm theo dấu hiệu chóng mặt.

Hội chứng này có căn nguyên là tự miễn dịch, tương tự như nhiều bệnh về da khác như vẩy nến. Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến có tỷ lệ bị SSNHL cao hơn 1.51 lần so với nhóm còn lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *