Bệnh vẩy nến và chế độ ăn có ảnh hưởng? Đã từng có thời gian các bác sĩ và rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một số loại thực phẩm nhất định ảnh hưởng đến tình trạng bệnh vẩy nến là không đúng.
Hiện nay, quan điểm này đã thay đổi. Qua nhiều nghiên cứu cùng thử nghiệm lâm sàng trên nhiều chế độ dinh dưỡng khác nhau cho bệnh nhân vẩy nến. Kết quả là một số thực phẩm nhất định có ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến!
Bệnh vẩy nến và chế độ ăn
Kết quả từ một nghiên cứu trên 20.000 bệnh nhân viêm da cơ địa và vẩy nến bởi Khoa dinh dưỡng y học đại học Donau ở Úc như sau: Những bệnh nhân này thường xảy ra tình trạng dị ứng với thức ăn làm tăng số lượng phản ứng giả dị ứng, gây ra quá trình viêm cùng các triệu chứng phức tạp. Dị ứng giả gây ra bởi formaldehyde, khí thải, chất phụ gia, nicotine, chất bảo quản gỗ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
60% trong số các bệnh nhân tăng nồng độ lưu thông phức hợp miễn dịch IgE với thức ăn đặc hiệu và IgG chịu trách nhiệm cho việc giảm phản ứng dị ứng (type III). Bệnh nhân vẩy nến và viêm da cơ địa đều có phản ứng giả dị ứng. Phản ứng này chống lại các amin hữu cơ và tăng hằng định nồng độ histamin huyết tương.
Kết quả này cũng chỉ ra rằng, với bệnh nhân vẩy nến và viêm da cơ địa, việc giảm hoạt động enzym DAO ở huyết tương giàu tiểu cầu đã giải thích phản ứng không dung nạp với histamine, tyramine và thức ăn giàu octopamine.
Diamine oxidase (DAO) là một enzyme trong cơ thể có chức năng phân giải histamine. Cơ thể sau đó dùng sản phẩm chuyển hóa này (được gọi là hợp chất imidazole) và bài tiết chúng qua thận vào nước tiểu.
Amine
Amine đóng vai trò quan trọng trong cơ thể như: điều hòa cơ thể và pH dạ dày, bài tiết axit dạ dày, đáp ứng miễn dịch và tăng trưởng tế bào và biệt hóa. Vì vậy, Amine rất quan trọng trong sự phát triển, đổi mới, chuyển hóa của mọi cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, Amine cần thiết cho việc duy trì hoạt động chuyển hóa cao độ của các chức năng bình thường và hệ miễn dịch của ruột.
Tuy nhiên, thức ăn chứa quá nhiều Amine lại gây ra phản ứng không mong muốn như: nôn, đau đầu, đánh trống ngực, đỏ mặt, ợ nóng, các vấn đề dạ dày ruột, nhiễm độc thận, ban và thay đổi huyết áp. Tùy vào loại Amine sẽ có tác dụng phụ khác nhau như:
- Tyramine có thể gây ra tăng huyết áp
- Serotonin là một chất gây co mạch.
- Monoamine oxidase có thể gây phản ứng dị ứng như: khó thở, ngứa, ban, nôn, sốt và tăng huyết áp
Histamine
Histamine là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Trong cơ thể, histamine có sẵn trong các mô như: da, phổi, niêm mạc miệng, dạ dày. Khi cơ thể bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamine. Gây ra những phản ứng dị ứng từ phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn… cho đến các phản ứng trầm trọng như sốc phản vệ. Khi đó, chúng ta phải sử dụng các thuốc kháng histamine để điều trị.
Histamine được tìm thấy ở đồ uống chứa cồn đặc biệt là rượu, sâm panh và bia. Ở thịt hun khói, xúc xích, thịt hộp. Histamine còn xuất hiện ở kem chua, sữa chua, bơ, bánh mì chua, vv, mơ khô, mận khô, chà là, quả sung, nho khô, nước cam, phô mai, pho mát xanh. Và kể cả pho mát dê, quả óc chó, hạt điều, đậu phộng, bơ, cà tím, rau bina, cà chua và cá hun khói và một số loại cá như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá mòi.
Tyramine
Tyramine được tìm thấy ở đậu răng ngựa, cà chua, men chiết xuất từ nước thịt, salamis và mortadella, bia. Tyramine, có nguồn gốc từ tyrosine, tác dụng giống adrenaline, làm tăng hoạt động của tim và tăng huyết áp.
Trầm cảm xảy ra cùng lúc với bệnh vẩy nến, hai bệnh lý này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Bệnh vẩy nến thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm xảy ra cao hơn.
Căng thẳng thần kinh làm quá nhiều tyramine được giải phóng từ tuyến thượng thận. Bộ phận này trở nên hoạt động quá mức, dẫn đến suy tuyến thượng thận. Tình trạng này ảnh hướng đến tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn như bệnh da và viêm khớp.
Octopamine
Octopamine có trong đậu xanh, đậu nành, bơ, chuối, dứa,cà tím, sung, mận đỏ,mâm xôi, đậu phộng, hạt Brazil, dừa, thịt chế biến, nấm men. Octopamine liên quan mật thiết tới hormone norepinephrine.
Bệnh nhân vẩy nến có nồng độ norepinephrine trong máu cao hơn người bình thường. Vì vậy, tình trạng bệnh vẩy nến tỷ lệ thuận với nồng độ norepinephrine.
Ruột kích thích
Một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh vẩy nến và bệnh ruột kích thích có liên quan đến viêm vì chúng có chung cơ chế miễn dịch. Da và ruột đều là hàng rào, một cái bên ngoài, còn lại là bên trong. Chúng có chung quá trình miễn dịch để duy trì sự cân bằng nội môi và chống lại quá trình sinh bệnh.
Solanine
Solanin là một loại glyco-alkaloid đắng và độc, C45H73NO15, có nguồn gốc từ mầm khoai tây cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Nó rất độc dù chỉ là lượng rất nhỏ.
Nghiên cứu cho thấy, sự gián đoạn hàng rào nội mô là yếu tố quan trọng gây ra bệnh viêm ruột. Sự gián đoạn này có thể do solanine thấm qua được màng chứa cholesterol. Điều này đóng vai trò then chốt trong việc khởi phát và duy trì quá trình viêm ở các bệnh như bệnh ruột kích thích.
Solanine có thể mang lại tác dụng không mong muốn đối với bệnh nhân vẩy nến. Số lượng người viêm khớp có nhạy cảm với thực vật họ solanine lớn hơn 10%. Một nghiên cứu được công bố năm 1982 ở tạp chí International Academy of Preventive Medicine, 70% trong 5.000 bệnh nhân viêm khớp có sự phục hồi đáng kể sau khi loại bỏ thức ăn có chứa solanine.