Bệnh vẩy nến và nhiễm khuẩn, nhiễm virus và nấm

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và nhiễm khuẩn, nhiễm virus và nấm trong chuyên mục Blog của website Dr Michaels Việt Nam tại Hồ Chí Minh nhé!

Bệnh vẩy nến và nhiễm khuẩn, nhiễm virus và nấm
Bệnh vẩy nến và nhiễm khuẩn, nhiễm virus và nấm

Bệnh vẩy nến và nhiễm virus

Nhiễm virus kích thích và làm bùng phát bệnh vẩy nến, điển hình là liên cầu khuẩn. Trong số ít các báo cáo, cũng ghi nhận việc nhiễm virus HSV có ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến. Gần đây, một trường hợp được báo cáo nhiễm HPV liên quan đến sự khởi phát muộn của bệnh vẩy nến.

Tương tự, khi nhiễm Chikungunya, HIV/AIDS, CMV và nhiễm virus Vacillera-Zoster (VZV) cũng được báo cáo là những yếu tố làm bệnh vẩy nến nặng hơn.

Bệnh vẩy nến và nhiễm khuẩn

Nhiễm liên cầu nhóm A, nhiễm khuẩn do S. pyogenes đều có liên quan đến đợt bùng phát của bệnh vẩy nến. Rõ rệt nhất là ở thể giọt. Đây là một dạng bệnh vẩy nến cấp tính được mô tả như những “hạt mưa” nhỏ, màu hồng đỏ, có vẩy rơi trên cơ thể.

Tuy được công nhận về mặt y khoa, như cơ chế liên quan giữa bệnh vẩy nến thể giọt và liên cầu nhóm A vẫn chưa được xác định chính xác. Cơ chế này thể hiện sự nhạy cảm giữa người bệnh và liên cầu khuẩn, xuất phát từ di truyền.

Ngoài ra, 45% trượng hợp vẩy nến thể giọt bị kích thích bởi viêm họng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Những nghiên cứu cũng cho biết, nhiễm khuẩn do liên cầu, tụ cầu làm bệnh vẩy nến thể giọt tái phát. Thậm chí chuyển qua khởi phát vẩy nến thể mảng. Con số của sự chuyển biến này là 70%.

Bệnh vẩy nến và độc tố

Bệnh vẩy nến thường được gọi là “bệnh qua trung gian tế bào T”. Tế bào T là một loại tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào bạch cầu) được chứng minh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nội khoa của bệnh vẩy nến.

Các tế bào T lưu thông tự nhiên khắp cơ thể để tìm kiếm các chất lạ. Các chất lạ này, được gọi là kháng nguyên, chúng thường là những kẻ tấn công cơ thể từ bên ngoài như vi khuẩn hoặc virus, kích hoạt tế bào T, sau đó bắt đầu phản ứng miễn dịch để vô hiệu hóa kháng nguyên.

Kháng nguyên sinh ra kháng thể. Bên cạnh đó, các kháng thể sinh ta từ tụ cầu vàng là một trong những độc tố gây chết người nhất. Độc tố này kích thích phản ứng miễn dịch tế bào quá mức gây ra sốc nhiễm độc.

Một số ví dụ về các siêu kháng nguyên tụ cầu là ngoại độc tố tụ cầu A, B và C (SEA, SEB, SEC), độc tố từ hội chứng sốc nhiễm độc TSST-1 và độc tố bong vẩy (ET). Các siêu kháng nguyên tụ cầu (Sag’s) đóng một vai trò trong cơ chế bệnh sinh của các bệnh viêm da. Mức độ nặng của bệnh vẩy nến có tương quan đáng kể tới sự sản sinh ngoại độc tố của chủng tụ cầu vàng đã phân lập.

Bệnh vẩy nến và viêm da quanh hậu môn

Tụ cầu (PSD) là nguyên nhân dẫn đến viêm da quanh hậu môn ở trẻ nhỏ trong độ 6 tháng đến 10 tuổi. Xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái.

Khi trẻ bị viêm họng do liên cầu, tỷ lệ chuyển qua viêm da hậu môn là 6%, phát triển sau 24-48 giờ sau khi viêm họng sốt cấp tính. Một số trường hợp được ghi nhận có liên quan đến vẩy nến thể giọt.

Bệnh vẩy nến và nấm

Năm 2014, một nghiên cứu cho rằng các siêu kháng nguyên và độc tố từ nấm Candida góp phần gây nên đợt bùng phát và tiến triển của bệnh vẩy nến. Khi xét nghiệm vùng miệng, có 60% bệnh nhân dương tính với nấm Candida. Tương ứng khi xét nghiệm trên da, có 15% dương tính. Ngoài ra, việc kí sinh đường ruột của nấm Candida cũng tác động đến đợt bùng phát bệnh vẩy nến.

Ngoài nấm Candida, nấm men ưa mỡ Malassezia cũng có liên quan đến đợt bùng phát bệnh vẩy nến da đầu. Khi thoa lên vùng da vẩy nến, các mảnh vỡ tế bào của nấm Malassezia khiến cho những mảng bám vẩy mới xuất hiện.

Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng kích ứng da trong bệnh vẩy nến có liên quan đến nấm Malassezia. Đó là do một số cơ chế hoạt động của loài nấm này. Tuy nhiên chưa xác định được chúng có ảnh hưởng đến sự khởi phát bệnh vẩy nến hay không.

Song song đó, các phản ứng miễn dịch của bệnh nhân vẩy nến có đáp ứng miễn dịch với nấm men Malassezia cũng như những protein có nguồn gốc từ chúng. Các tế bào T phản ứng lại với các loại nấm men được phân lập từ vùng da bị tổn thương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *