Bệnh vẩy nến và sự tiếp xúc hóa chất xảy ra những tác động như thế nào đế tình trạng bệnh cũng như da? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Vẩy nến và sự tiếp xúc hóa chất cùng các tác nhân dị ứng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc mẫn cảm quá mức đối với các tác nhân dị ứng tiếp xúc, trường hợp này là hóa chất là yếu tố làm trầm trọng hơn cho bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, tác nhân này ít được để ý và thường bị bỏ qua trong quá trình diễn biến bệnh.
Nghiên cứu bằng phương pháp áp da – Patch Test
Một nghiên cứu gần đây về tác nhân tiếp xúc dị ứng đối với bệnh vẩy nến lòng bàn tay, lòng bàn chân như sau: Thử nghiện phương pháp áp da (Patch Test), nhận thấy dương tính với tỷ lệ 39.5% trên tổng số bệnh nhân bị vẩy nến. Tác nhân dị ứng tiếp xúc là niken sulphat, nhựa epoxy, coban clorua, phenylenediamine, hỗn hợp paraben, chất tẩy rửa, kali dicromat, xà phòng rửa tay, hỗn hợp thiuram, neomycin sulfat và niken.
Một nghiên cứu khác tương tự, nhưng đối với bệnh nhân vẩy nến thể thông thường. Áp dụng phương pháp áp da với các tác nhân tiếp xúc dị ứng là bột hắc ín, niken sulphat, nước hoa và nhựa thơm của Peru. Kết quả là 68& bệnh nhân dương tính.
Nghiên cứu khác cho các thể bệnh vẩy nến còn lại như vẩy nến thể đảo ngược, thể mảng bám mạn tính, thể giọt và vẩy nến thể mụn mủ thì có kết quả là 25% bệnh nhân dương tính. Thử nghiệm với các chất niken, hỗn hợp hương thơm, nhựa than đá, nhựa thông và neomycin.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy tính quá mẫn đối với các chất dị ứng tiếp xúc ở bệnh nhân vảy nến là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình biểu hiện và diễn biến của bệnh.
Nghiên cứu với dị ứng phóng xạ (RAST test)
Bằng phương pháp thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (RAST test), tỷ lệ dương tính đạt 44%. Trong đó, bệnh nhân vẩy nến mảng bán mạn tính chiếm 58%, vẩy nến thể hoạt động chiếm 22%.
Hóa chất tẩy rửa
Đối với bệnh nhân vẩy nến, vùng da khá nhạy cảm với các hóa chất tẩy rửa. Do đó việc vệ sinh vùng da của người bệnh cũng cần có sự cẩn trọng hơn so với người không bị bệnh.
Việc chủ quan vô tư tiếp xúc và sử dụng các hóa chất tẩy rửa đối với người bệnh vẩy nến có thể khiến các biểu hiện của bệnh vẩy nến trầm trọng hơn do các thành phần hóa học có tính kiềm có thể ăn mòn lớp thượng bì ngoài da, làm vùng da có tổn thương vẩy nến khu trú trở nên khô, căng rát…
Xảy ra hiện tượng này là do thay đổi độ pH đột ngột. pH bình thường ở da tay là 5,5, nhưng ở các chất tẩy rửa như xà phòng lên đến 10-12. Khi da tiếp xúc với xà phòng, các chất bảo vệ da sẽ bị bào mòn. Một số chất tẩy rửa có pH<4 lại gây kích ứng mạnh, làm da đỏ, tăng biểu hiện căng rát, khô cứng, khó chịu…
Trên thực tế các hóa chất tẩy rửa chứa nhiều thành phần gây hại khác nhau mà người bị vẩy nến nên biết như: benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite. Chúng đều có hại cho sức khỏe, đặc biệt là có tính bào mòn mạnh.