Bệnh vẩy nến và việc dùng thuốc có ảnh hưởng đến nhau trong quá trình điều trị? Bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo việc dùng thuốc khi mắc bệnh vẩy nến.
Hồng ban cố định nhiễm sắc khi uống thuốc
Hồng ban cố định nhiễm sắc là một trong những dạng phản ứng ngoài da do thuốc xảy ra khá phổ biến. Mặc dù cơ chế gây bệnh chính xác còn chưa được biết rõ nhưng đây thường được coi là một phản ứng dị ứng chậm đối với thuốc do có một số bất thường về miễn dịch đã được tìm thấy ở những người bị hồng ban nhiễm sắc cố định.
Đặc trưng của tổn thương là xảy ra nhiều lần ở cùng một vị trí khi tiếp xúc lại với cùng một tác nhân gây bệnh. Tổn thương thường gặp nhất là những đám ban đỏ sẫm màu, hình tròn hoặc vòng cung, bờ rõ, sờ hơi gợn trên mặt da.
Về nguyên nhân, hầu hết các loại thuốc (kể cả loại bán cần đơn và không cần đơn) đều có thể gây hồng ban nhiễm sắc cố định, thường gặp nhất là các kháng sinh nhóm sulfamide (như sulfamethoxazole, sulfadiazine), nhóm tetracycline (như tetracycline, doxycycline), metronidazole, allopurinol, dapsone, pseudoephedrine, các thuốc chống viêm giảm đau (như naproxen, tenoxicam…), thuốc tránh thai, thuốc chống nấm (như fluconazole), thuốc chống co giật phenobarbital hoặc dapsone.
Bệnh vẩy nến và việc dùng thuốc
Dưới đây là những đáp ứng khác nhau khi dùng thuốc đối với bệnh nhân bị vẩy nến:
- Thuốc có thể kích hoạt bệnh vẩy nến đối với bệnh nhân có người trong gia đình bị vẩy nến (di truyền);
- Thuốc có thể kích hoạt điều kiện bệnh vẩy nến với người ít có khả năng di truyền bệnh vẩy nến;
- Thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng vẩy nến;
- Thuốc có thể kích hoạt đợt bùng phát trên vùng da đang có triệu chứng lâm sàng bình thường ở bệnh nhân vẩy nến;
Dưới sự ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến, các loại thuốc được phân loại như sau:
- Thuốc có bằng chứng và báo cáo về sự liên quan đến bệnh vẩy nến bao gồm thuốc chống loạn thần (lithium), các thuốc chẹn beta và thuốc chống sốt rét tổng hợp;
- Thuốc có nhiều nghiên cứu nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận về sự khởi phát hay làm trầm trọng bệnh vẩy nến;
- Thuốc có ghi nhận về sự liên quan đến việc làm trầm trọng hoặc khởi phát bệnh vẩy nến;
Hai nhóm bệnh vẩy nến và việc dùng thuốc
Bệnh vảy nến khởi phát do thuốc
Khi ngưng dùng thuốc thì sự tiến triển bệnh vẩy nến cũng dừng lại. Nhóm này xảy ra với những bệnh nhân mới mắc bệnh và không có tiền sử bệnh. Biểu hiện lâm sàng ở các thể mụn mủ, không xảy ra ở thể móng hoặc khớp.
Bệnh vảy nến trầm trọng hơn do thuốc
Bệnh vẫn tiến triển khi ngưng dùng thuốc. Xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử vẩy nến hoặc di truyền. Tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, các tổn thương có thể xuất hiện ở vùng da khác.
Ghi chú: hai nhóm này không liên quan đến Hồng ban cố định nhiễm sắc đã nói ở trên.
Bệnh vẩy nến và việc dùng thuốc có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng hơn vẩy nến
Ngoài các loại thuốc chống loạn thần (lithium), các thuốc chẹn beta và thuốc chống sốt rét tổng hợp. Còn ghi nhận thêm thuốc ức chế men chuyển angiotensin, interferon, digoxin, clonidin, carbamazepin, axit valproic, chẹn kênh canxi, kích thích tố quần thể bạch cầu hạt, kali iodua, ampicillin, penicillin, progesteron, morphin và acetazolamide. Chúng đã được chứng minh làm nặng thêm tình trạng bệnh vẩy nến.
Kết luận bệnh vẩy nến và việc dùng thuốc
Bệnh nhân vẩy nến nên thông báo cho bác sĩ tình trạng bệnh trước và sau khi dùng thuốc. Việc chậm trễ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bởi những phán đoán sai lệch mốc thời gian. Bạn đọc có thể tham khảo bảng dưới đây để ghi nhận triệu chứng khi dùng thuốc.
Ngày | Thời gian | Tên thuốc | Liều dùng | Lí do dùng | Triệu chứng nhận thấy | Khi các triệu chứng được phát hiện lần đầu |
12/02/2022 | 08:00 sáng | Carvedilol | 25mg | Huyết áp | Các tổn thương mới trên da không ảnh hưởng đến các tổn thương cũ | 2 tuần sau lần đầu dùng thuốc |
13/03/2022 | 08:00 sáng | Bisoprolol | 10mg | Bệnh cơ tim | Làm nguy hại các tổn thương cũ | Sau 72 giờ, da đỏ rát, tổn thương lan rộng nhanh chóng |