Hiện nay, điều trị bệnh á sừng chủ yếu dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm.
Chẩn đoán bệnh á sừng
Cũng như một số căn bệnh da liễu khác, bác sĩ sẽ chẩn đoán á sừng dựa trên nhưng câu hỏi bệnh nhân trong quá trình thăm khám. Bất cứ bệnh lý nào cũng có những triệu chứng tiêu biểu, sau đây là các biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh á sừng:
- Da khô, bong tróc, nứt nẻ, sưng tấy đỏ, rát, ngày một lan rộng ra nhiều hơn, tạo nên những đường rãnh nông hoặc sâu trên da.
- Đau rát, chảy máu do da dẻ nứt nẻ, bong tróc. Tạo nên các đường nứt quá sâu, hậu quả là gây chảy máu, đau rát và nhức nhối
- Ngứa ngáy, khó chịu xuất hiện ngay tại vị trí da bong tróc, nếu bạn càng gãi mạnh liên tục thì càng gây tổn thương nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Mất vân tay, vân chân do liên tục bong từng lớp từng lớp, khiến da mỏng đi
- Nếu bị á sừng ngay vào mùa hè, khí hậu nóng bức thì vùng da đỏ rát bong tróc đó có thể xuất hiện thêm những mụn nước li ti.
- Nếu bị vào mùa đông thì tình trạng nứt da diễn ra nặng hơn, đôi khi da bị nứt, toét ra rướm máu khiến người bệnh đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt.
- Xung quanh móng tay, móng chân thường nổi những lỗ nhỏ li ti, sần sùi kèm theo cảm giác ngứa rát. Màu sắc móng tay cũng bị chuyển sang vàng và phần da dưới móng dần bị rộp, tách rời khỏi phần nền của móng.
- Những vùng da mắc bệnh thường dễ bị tổn thương và gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Điều trị bệnh á sừng
Bệnh á sừng là một bệnh tự miễn, đến nay chưa có nghiên cứu hay bất kì phương pháp nào chứng minh rằng bệnh có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.
Tuy nhiên nếu điều trị đúng cách kèm theo chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống kiêng khem cũng như kết hợp với duy trì thể thao vận động mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát cực kì hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Những mục tiêu trong việc điều trị bệnh á sừng:
- Cải thiện triệu chứng
- Ngăn ngừa biến chứng
- Ngăn ngừa tái phát
Người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu nhằm mục đích được thăm khám và hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da để được điều trị tốt nhất. Để chữa bệnh á sừng hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ. Dựa trên những triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu và cách chữa bệnh á sừng phù hợp.
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là dùng thuốc để bôi vào vùng da bị tổn thương: thuốc làm bay lớp sừng, chống viêm: griseofulvin, mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol.
Có thể phải dùng corticoid (cần lời khuyên của chuyên gia vì gây tác dụng phụ), kháng histamin nếu trường hợp nặng. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem làm mềm lớp sừng.
Kết luận
Bệnh thường gặp ở các bà nội trợ, người làm nông nghiệp, công nhân trong lĩnh vực giặt là, sản xuất hóa chất, thợ làm tóc, làm móng hay các kỹ thuật viên y tế. Bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào đều không phải là ngoại lệ đối với căn bệnh này.
Đặc biệt, á sừng ở trẻ em dễ diễn biến nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nên cần được quan tâm và điều trị sớm nhất có thể.
Việc điều trị bệnh á sừng cần lưu ý thuốc có thành phần corticoid. Bởi không thể mang lại hiệu quả lâu dài, thời gian thuyên giảm ngắn. Thậm chí có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như teo da, viêm da tiếp xúc, lâu lành vết thương da, nhiễm nấm.