Lưu ý điều trị bệnh viêm da cơ địa, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên, tránh sử dụng chất kích thích, luôn chăm sóc da bằng những loại kem bôi, thuốc mỡ được khuyên dùng.
Quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa cần sự phối hợp của người bệnh cũng như người chăm sóc bệnh nhân và bác sĩ. Bên cạnh phác đồ điều trị và các loại thuốc được hướng dẫn sử dụng, người bệnh cũng cần một chế độ sinh hoạt phù hợp.
Lưu ý điều trị bệnh viêm da cơ địa kết hợp sinh hoạt như sau
Thực hiện các biện pháp sau trong quá trình điều trị:
- Tránh xa tác nhân gây dị ứng. Đồng thời thường xuyên giặt quần áo, vệ sinh nhà cửa, chăn gối,… KHÔNG tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn từ môi trường.
- Không tắm quá lâu, chỉ nên tắm trong khoảng 15-20 phút, ưu tiên sử dụng nước ấm.
- Sử dụng các loại sữa tắm, sản phẩm tắm gội an toàn được bác sĩ khuyến nghị.
- Kiêng gãi, cắt móng tay và luôn rửa tay sạch sẽ.
- Vào thời tiết nóng bức, luôn chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát. Sử dụng kem thoa, sáp giữ ẩm vào mùa đông, uống nhiều nước…
- Đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, không thức khuya làm việc quá sức.
Chế độ ăn uống cũng cần lưu ý
Thực phẩm nên ăn
Tăng cường ăn hoa quả giàu vitamin C, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.
Các loại cá giàu omega như cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi và cá trích (giúp kháng viêm); thực phẩm lên men như sữa chua, súp miso… có chứa nhiều probiotic (giúp kháng khuẩn); trái cây và rau củ nhiều màu như táo, cherry, súp lơ xanh, cải bó xôi hay cải xoăn có chứa nhiều flavonoid (kháng viêm) hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa;
Thực phẩm cần tránh
Trứng, cà chua, đậu nành, các loại hạt, trái cây họ cam quýt, các sản phẩm từ sữa, các thực phẩm có chứa gluten, các gia vị như vani, đinh hương và quế, các thực phẩm có chứa nhiều niken như trà đen, socola, thịt đóng hộp, các hải sản có vỏ như ốc, sò, cua…, các loại đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan,…;
Kiêng một số thực phẩm gây dị ứng: như lê, cà rốt, hạt phỉ, cần tây, táo xanh. Hạn chế tối đa dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…