Nguyên nhân bệnh á sừng mà bạn cần đề phòng

Hiện nay, khó xác định được nguyên nhân bệnh á sừng một cách chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng có bằng chứng cho một số nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân bệnh á sừng mà bạn cần đề phòng
Nguyên nhân bệnh á sừng mà bạn cần đề phòng

Nguyên nhân bệnh á sừng

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa thật rõ ràng. Nhưng nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, những yếu tố sau đây có thể tác động và khiến bệnh bùng phát:

Do di truyền

Có đến gần 45-50% trẻ mắc bệnh á sừng khi trong gia đình có bộ mẹ hay ông bà mắc bệnh. Theo đó, những ai có người thân bị mắc á sừng như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em mắc á sừng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người khác.

Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng là một phần quan trọng trong sự hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động hàng ngày của con người. Chế độ ăn mất cân bằng như chỉ ăn thịt cá, thức ăn vặt mà không thích ăn rau xanh, hoa quả dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, E, D, C… từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.

Đối với những người từng bị á sừng nếu ăn nhiều thức ăn dễ dị ứng như: Hải sản, thịt bò, thịt gà, hành tỏi, củ cải… bệnh có thể sẽ bùng phát lại.

Do yếu tố thời tiết

Nhiều bệnh nhân mắc á sừng thấy các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông. Đó là do vào mùa này, không khí khô hanh, độ ẩm thấp khiến da liên tục mất nước, trở nên khô ráp. Vào mùa nóng, mồ hôi tiết ra nhiều cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cơ địa dị ứng

Một số người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu dẫn đến việc làn da dễ kích ứng hơn. Thường là những đối tượng dễ dị ứng với các tác động từ môi trường, thời tiết hay các yếu tố khách quan khác.

Cơ địa tiết nhiều mồ hôi

Đây cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh á sừng do làn da của bệnh nhân luôn trong tình trạng ẩm ướt rồi khô đi, lặp lại nhiều lần như vậy sẽ khiến da mất đi sự cân bằng và gây nứt nẻ.

Do tiếp xúc với một số chất hóa học, tẩy rửa

Ví dụ như như nước rửa bát, nước tẩy quần áo, dung dịch tẩy rửa nhà. Khi thường xuyên phải tiếp xúc với những hóa chất này trong sinh hoạt hàng ngày, làn da sẽ bị tàn phá và suy yếu. Các vi khuẩn dễ xâm nhập, gây kích ứng và khiến á sừng bùng phát.

Thói quen sinh hoạt

Những người có thói quen thường xuyên cọ xát tay, chân hoặc do thực hiện lặp lại liên tục các cử động như cọ xát gót chân hay ngón chân vào giày trong lúc di chuyển.

Bệnh á sừng có lây không?

Bệnh á sừng là bệnh lý da liễu khá phổ biến tuy nhiên nó không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người thường. Vì vậy, người bị bệnh á sừng hoàn toàn có thể sinh sống bình thường với những người khác.

Vì vậy, chúng ta nên biết đây là bệnh lý không lây. Do đó, đừng kỳ thị, xa lánh người bệnh mà hãy chia sẻ, đồng cảm với người bệnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *