THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE: VIÊN NANG MỀM ALASKA OMEGA 3, 6, 9 (Pure Salmon Fish Oil)
THÀNH PHẦN:
Nguyên Liệu: (Hàm lượng cho 1 viên nang mềm)
Dầu cá Hồi tự nhiên: 1000 mg
Trong đó chứa:
Hàm lượng Omega-3 fatty Acid | 300 mg |
– EPA (Eicosapentaenoic Acid) | 180 mg |
– DHA(Docosahexaenoic Acid) | 120 mg |
Hàm lượng Omega-6 fatty Acid (LA, GLA) | 50 mg |
Hàm lượng Omega-9 fatty Acid (Oleic Acid) | 150 mg |
Thành phần khác: Gelatin, Glycerin và nước cất.
CÔNG DỤNG:
– Hỗ trợ bổ sung Omega 3,6,9.
– Hỗ trợ tốt cho tim mạch.
– Hỗ trợ tốt cho não bộ.
– Hỗ trợ tốt cho mắt.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Người có thị lực kém và có nhu cầu bổ sung Omega 3,6,9, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG: Trẻ em từ 03 tuổi đến 18 tuổi, uống 01 viên/ngày trong bữa ăn hoặc theo hướng dẫn chuyên viên y tế.
Người trưởng thành uống 1-2 viên/ngày.
CHẤT LIỆU BAO BÌ: Lọ nhựa HDPE, hộp giấy bên ngoài.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Lọ 100 viên nang mềm. Khối lượng 1 viên: 1000 mg ± 10%.
BẢO QUẢN: Tránh xa tầm tay của trẻ em. Không sử dụng sản phẩm nếu màng niêm phong dưới nắp bị hỏng hoặc bị mất.
Lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nhiệt quá cao.
THỜI HẠN SỬ DỤNG:
– Bốn (04) năm kể từ ngày sản xuất.
– Ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lô ghi trên nhãn chính của sản phẩm.
NHÀ SẢN XUẤT: The West Cost Ingredients Corporation
Địa chỉ: 1220 East Elm St., Ontario, CA 91761, USA (Hoa Kỳ).
NHÀ NHẬP KHẨU, PHÂN PHỐI VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM:
Công ty TNHH Minh Anh
Địa chỉ:175A Quốc lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
NHÀ PHÂN PHỐI: Công ty TNHH Dược Phẩm Khang Thái
Địa chỉ: 87 Trần Não, P.Bình An, Quận 02, Tp.HCM.
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đang trong thời gian sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần
tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có phản ứng phụ xảy ra. Không dùng với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần
nào của sản phẩm.
Bộ Y tế – Cục ATTP cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 2015/2020/XNQC-ATTP vào ngày 26/06/2020
—————————————————————————————————————————————————————————————————
Các thông tin chính thức từ Bộ Y tế và các cơ quan truyền thông chính thức:
– Về thông tin dầu cá ăn mòn hộp xốp; tháng 01/2016 đại diện Cục ATTP – Bộ Y Tế đã chính thức công bố trên báo chí, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, và hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Vui lòng tham khảo thông tin giải thích bên dưới, và các đường link trên các phương tiện truyền thông đã công bố.
– http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160107/loai-dau-ca-nao-cung-an-thung-xop/1034263.html
– http://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-ca-nao-khong-an-mon-mieng-xop-styrene-20160110073246148.htm
– http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/su-that-bat-ngo-ve-dau-ca-omega3-an-thung-tam-xop-605484.html
– V.v…
– Bởi bản chất của nó, polystyrene tan trong một số dài axit béo chuỗi được tìm thấy trong chất béo tự nhiên và dầu.
– Đây không phải là ngay cả một phản ứng hóa học: giống như đường tan trong nước, polystyrene xảy ra để hòa tan trong một số loại axit béo.
– Và tập trung Omega-3 dầu cá tinh khiết cao là một trong những điều mà hòa tan polystyrene.
– Chỉ vì Omega-3 có thể hòa tan polystyrene và làm cho lỗ hổng trong một cốc Styrofoam khôngcó nghĩa là ăn nhiều cá hoặc dùng omega-3 dầu cá tập trung sẽ ăn mòn dạ dày của chúng ta và ruột hoặc gây hại cho cơ thể của chúng ta.
– Có nhiều nghiên cứu khoa học phong phú cho thấy Omega-3 là, trên thực tế, rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. (May mắn thay cơ thể chúng ta không phải là làm polystyrene, hoặc axit dạ dày của chúng ta sẽ hòa tan nó quá!)
TẤT CẢ DẦU CÁ CÓ ESTER HÓA ĐỀU LÀM THỦNG HỘP XỐP
Viện kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia thử nghiệm nhiều loại dầu cá nguồn gốc từ Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Việt Nam, kết quả đều có hiện tượng ăn mòn xốp song chưa phát hiện bất thường về an toàn thực phẩm.
Dầu cá omega-3 xuất xứ Trung Quốc ‘ăn’ thủng tấm xốp dày
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm cho biết, đêm 6/1 Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã tiến hành thử nghiệm trên tấm xốp với các loại dầu cá có nguồn gốc khác nhau: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả tất cả các loại dầu cá đều ăn mòn xốp, tương tự như hai mẫu dầu cá omega-3 lấy tại Quảng Ngãi. Kết quả phân tích đến sáng 7/1 chưa phát hiện bất thường về an toàn thực phẩm.
Kết quả thử nghiệm trên tấm xốp với 3 mẫu dầu cá xuất xứ từ Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam của Viện kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, ngày 7/1. Ảnh: Nam Phương. |
Cục An toàn Thực phẩm đã liên hệ với các tổ chức quốc tế và các chuyên gia hàng đầu về vấn đề này. Theo các chuyên gia, dầu cá tự nhiên có các chất béo không ester hóa, song nếu không ester thì dầu cá dễ bị phân hủy, biến chất. Vì thế, để đảm bảo độ ổn định, các loại dầu cá đã được nhà sản xuất ester hóa. Với bản chất này, tất cả các loại dầu cá đều có tác dụng làm tan xốp (thành phần là polystyrene), thời gian hòa tan nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau.
“Cơ thể con người không có polystyrene như xốp nên khi sử dụng dầu cá sẽ không bào mòn ruột, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi vào cơ thể con người, dầu cá qua quá trình hấp thu và phân hủy sẽ tạo ra các chất có lợi cho sức khỏe”, ông Phong khẳng định. Cũng theo ông Phong, dầu cá không ăn mòn xốp thì có thể không được ester hóa, song như vậy thì thời gian bảo quản sẽ ít hơn.
Kiểm tra 2 lọ dầu cá ở Quảng Ngãi, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết không phải sản phẩm đã được nhập khẩu chính thức vào Việt Nam mà là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Cục khuyến cáo người tiêu dùng không hoang mang và không mua, sử dụng thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trước đó, một người dân Quảng Ngãi mang đến Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh nộp 2 lọ dầu cá omega-3 xuất xứ Trung Quốc có dấu hiệu bất thường, có thể bào mòn xuyên thủng tấm xốp dày 5 cm. Điều này khiến người dân vô cùng lo lắng.
Nam Phương
http://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-ca-nao-khong-an-mon-mieng-xop-styrene-20160110073246148.htm
DẦU CÁ NÀO KHÔNG “ĂN MÒN” MIẾNG XỐP STYRENE?
Dân trí Mấy ngày gần đây việc viên dầu cá làm thủng miếng xốp styrene đã làm “nổi sóng” dư luận. Khá nhiều người nghĩ rằng đây là sản phẩm dỏm, thiếu phẩm chất xuất phát từ Trung Quốc. Bài viết sau đây phân tích khoa học về sự việc này.
Chất béo tự nhiên đều ở dạng ester Triglyceride (TG)
Ester là sản phẩm kết hợp của một axit với một gốc rượu. Trong thiên nhiên axit béo thường ở dạng ester của các axit béo với rượu glycerol.
Mỡ cá, nhất là cá vùng biển lạnh, sâu như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá bơn, cá hồi, cá tuyết, cá voi, hải cẩu…có nhiều axit béo omega-3. Axit omega 3 là tiền chất của DHA (Decosa Hexaenoic Acid), axit béo không no có chuỗi 22 carbon và 6 nối đôi dạng cis và EPA (Eicosa Pentaenoic Acid), axit béo không no có 20 carbon và năm kết đôi dạng cis. Dầu cá thiên nhiên cũng hiện diện dạng là ester của glycerol với acid béo với tên chung là các chất triglycerides (DHA-EPA TG).
Trên thị trường dầu cá thường được chuyển đổi nhân tạo thành dạng ester với cồn, rượu ethylic, ethanol, thành các ethyl ester (EE), đây là dạng ester của axit béo « không có » trong tự nhiên.
DHA (EPA) Ethanol
Dầu cá Ethyl Ester (EE) chuyển đổi thế nào? Vì sao?
* EPA và DHA dạng Ethyl Ester được tạo ra từ phản ứng ester hóa của axit béo với ethanol. Quy trình gồm hai giai đoạn: (1) Đầu tiên là thủy phân các triglyceride thiên nhiên để cho ra glycerol và ba axit béo tự do (free fatty acid, FFA). (2) Tiếp theo sẽ cho một phân tử ethanol được ester với một axit béo tự do tạo ra phân tử ethyl ester EE tương ứng.
* Các nhà sản xuất phải chuyển đổi các omega-3 từ dạng thiên nhiên TG ra dạng nhân tạo EE vì các lý do sau : (1) để tăng hàm lượng các omega-3 trong sản phẩm. Nhiều nghiên cứu cho thấy EPA và DHA ở dạng EE được đánh giá là dạng axit béo omega-3 được tinh chế cao hơn hẳn dạng TG tự nhiên. Và dầu cá dạng EE được bán trên thị trường với từ gọi là “dầu cá cô đặc” (fish oil concentrate); (2) mùi ít tanh hơn dầu cá tự nhiên; (3) có màu sắc hấp dẫn hơn và (4) dễ bảo quản hơn.
Nhưng dầu cá dạng EE cũng có nhược điểm
Sau một thời gian sử dụng, người ta cũng phát hiện ra những nhược điểm nhỏ của dạng EE so với dạng tự nhiên TG:
(1) Tất cả các chất béo TG trong thức ăn đều được tiêu hóa ở ruột non dưới tác động nhũ tương hóa của muối mật và thủy phân của enzyme lipase từ tụy tạng. Kết quả là hai FFA và một monoglyceride (MG) hình thành. Hai FFA và MG được hấp thụ bởi các enterocytes đường ruột. Trong enterocyte, FFA và MG lại được tái hợp thành TG. Phân tử TG sẽ đi vào kênh bạch huyết và cuối cùng vào máu.
Sự tiêu hóa của EE là hơi khác. Trong ruột non, EE được nhũ hoá của muối mật và thủy phân bởi lipase tụy tạo ra một FFA và một phân tử ethanol. Các FFA giải phóng từ EE được hấp thụ bởi enterocytes và phải được chuyển đổi lại để thành TG để họ có thể được vận chuyển trong máu. Bước này là đơn giản với TG từ TG mới có thể hấp thụ được.
(2) Sự trao đổi chất của EE là kém hiệu quả hơn so với TG. Lipase tụy thủy phân EE kém, chậm hơn so với TG. Trong thực tế, lipase tụy phải hoạt động gấp 10-50 lần để phá vỡ các cầu nối axit béo-ethanol trong EE so với cầu nối axit béo-glycerol trong TG. Do đó, người suy tụy, xơ nang tụy cần tránh dầu cá loại EE này.
(3) Đa phần các nghiên cứu đều cho rằng sự hấp thu và khả dụng sinh học của EPA và DHA từ dầu gốc TG cao hơn hẳn dầu gốc EE, với tỷ lệ cao hơn từ 50% đến 340% . Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng “dầu cá EE hấp thu kém trong con người”.
(4) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng axit béo ở dạng EE oxy hóa nhanh hơn so với hình thức TG.
Dầu cá dạng chuyển đổi EE làm tan chảy xốp polysterene?
Ở Hoa Kỳ và bắc Mỹ, việc dán nhãn loại omega-3 dầu cá không bị bắt buộc. Tổ chức toàn cầu về EPA và DHA (GOED), nơi đặt chất lượng và độ tinh khiết tiêu chuẩn với omega-3 từ năm 2002, đưa ra cách đơn giản, rẻ tiền và nhanh chóng để xác định dầu cá là loại TG hoặc loại EE bằng trắc nghiệm “cốc polystyrene” (styrofoam) như sau:
Đổ 20ml dầu cá trong một cốc polystyrene rồi quan sát các cốc sau khoảng10 phút, có hai tình huống xảy ra: (1) nếu là dầu cá loại EE ly polystyrene sẽ bắt đầu làm tan sau vài phút, rò rỉ ra ngoài nhìn thấy sau 10 phút. Dầu EE làm tan polystyrene bằng cách hòa tan các liên kết hóa học trong miếng xốp polystyrene. Khi những liên kết này bị phá hủy, bọt khí bị giữ kẹt trong polystyrene sẽ thoát ra làm cấu trúc xẹp xuống hoặc (2) nếu là dầu cá loại TG tự nhiên, ly polysterene không làm tan chảy sau 10 phút, và nếu có cũng rất ít và chậm sau 2-3 giờ.
Đôi điều bàn luận
Bổ sung dầu cá vào thức ăn là rất hợp lý, khoa học và cần thiết. Dầu cá tự nhiên TG thường tốt và hiệu quả hơn dạng chuyển đổi EE. Do đó, nếu có điều kiện thì dùng dầu tự nhiên, hay dùng cả con cá để cung cấp thêm chất đạm là tốt nhất.
Việc dầu cá trên thương trường, đa số là dầu cá loại chuyển đổi EE, có khả năng làm thủng xốp polystyrene là bản chất hóa học không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
TS.BS Trần Bá Thoại
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM: HẦU HẾT DẦU CÁ ĐỀU GÂY ĂN MÒN XỐP
Dân trí Chiều 7/1, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho biết, qua điều tra, 2 lọ dầu cá gây ăn mòn, thủng tấm xốp ở Quảng Ngãi là hàng trôi nổi. Tuy nhiên kiểm nghiệm thực tế 3 loại dầu cá trên thị trường Việt Nam đều gây hiện tượng này.
Hai lọ dầu cá được người dân thông báo tại Quảng Ngãi cũng được xác định là sản phẩm trôi nổi, được người quen mua tại TP Hồ Chí Minh về cho. Kiểm tra không có số công bố, không phải là sản phẩm đã được nhập khẩu chính thống vào Việt Nam và không phải là sản phẩm của Công ty Ngôi Sao Việt.
Mẫu của các loại dầu cá có nguồn gốc khác nhau như từ Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam (là hàng có nguồn gốc được cấp phép lưu hành) cũng đã được lấy ngay trong đêm 6/1 để kiểm nghiệm và cho thấy tất cả các loại dầu cá đều ăn mòn xốp. Kết quả kiểm nghiệm cũng chưa phát hiện bất thường về an toàn thực phẩm của các loại dầu cá này.
Về hiện tượng dầu cá ăn mòn xốp có bất thường, gây nguy hiểm cho người sử dụng hay không? Cục An toàn thực phẩm đã liên hệ với các Tổ chức và các chuyên gia quốc tế hàng đầu để tìm hiểu.
Theo đó, dầu cá tự nhiên có chứa các chất béo không ester hóa, nhưng nếu để vậy dầu cá sẽ bị phân hủy. Vì thế để đảm bảo ổn định đồng thời để tạo ra các đặc tính có lợi khác, các loại dầu cá đều được ester hóa.
Với bản chất là chất béo ester hóa như vậy, tất cả các loại dầu cá đều có tác dụng làm tan xốp (thành phần là polystyrene). Thời gian làm tan xốp nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại dầu cá khác nhau. Trong cơ thể người không có chất polystyrene như xốp nên khi sử dụng dầu cá sẽ không có tương tác như vậy và sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng bào đến sức khỏe người sử dụng, không bào mòn ruột. Dầu cá được cơ thể người hấp thu và chuyển hóa thành những chất có lợi cho cơ thể.
Vì thế, người dân không nên hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thực phẩm cần mua, sử dụng các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ.
Thực nghiệm các loại dầu cá trên miếng xốp sau 6 phút do Cục An toàn thực phẩm thực hiện (Ảnh: Hồng Hải)
Ông Nguyễn Thanh Phong cũng cho biết chưa có mẫu kiểm nghiệm đối với 2 lọ sản phẩm dầu cá omega- 3 của Trung Quốc vì Chi Cục An toàn thực phẩm Quảng Ngãi chưa gửi ra. Tuy nhiên, bản chất của sự việc được phản ánh là dầu cá ăn mòn tấm xốp. Vì thế, qua 3 mẫu được tiến hành thực nghiệm ngay buổi họp nóng chiều 7/1 thì cho thấy các mẫu dầu cá đều gây ăn mòn hộp xốp, mức độ ăn mòn và thời gian ăn mòn là khác nhau.
“Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia với 3 mẫu dầu cá cũng cho thấy không phát hiện điều gì bất thường từ các mẫu dầu cá này. Tài liệu chính thống của các chuyên gia cũng như vậy, bản chất của quá trình ester là để bảo quản lâu dài hơn, không làm dầu cá bị phân hủy, quá trình này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, ông Phong cho biết.
Trước câu hỏi, giữa dầu cá tự nhiên và dầu cá ester hóa có gì khác biệt về công dụng, về tác động với sức khỏe con người, ông Phong cho biết: “Dầu cá tự nhiên có chứa các chất béo không ester hóa, nhưng nếu để vậy dầu cá sẽ bị phân hủy. Vì thế để đảm bảo ổn định đồng thời để tạo ra các đặc tính có lợi khác, các loại dầu cá đều được ester hóa. Nhưng việc ester hóa không có nghĩa là dầu cá không còn tự nhiên, mà là để bảo quản, không làm chất béo trong dầu cá bị phân hủy và tác dụng của dầu cá là còn nguyên. Còn nếu không ester hóa, chất béo không ester có thể chưa mất tác dụng ngay từ ban đầu nhưng sẽ mất đi theo thời gian. Vì thế, các loại sản phẩm trên thị trường hầu như đều ester hóa bởi nó không gây hại cho sức khỏe con người, không làm bào mòn ruột mà giữ được chất béo dầu cá tốt hơn”, ông Phong giải thích.
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, ông Phong khuyến cáo người tiêu dùng có thể vào website chính thức của Cục An toàn thực phẩm đều có đầy đủ thông tin về công ty, sản phẩm, số công bố để người tiêu dùng có thể so sánh, đối chiếu, biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng trôi nổi. Còn để thuận lợi hơn nữa, sắp tới Cục An toàn thực phẩm sẽ phối hợp với một số đơn vị làm công nghệ, người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại di động soi vào mã số vỏ hộp sẽ hiện ra tên công ty, tên sản phẩm, ngày công bố bao nhiêu, số công bố như thế nào, hạn dùng ra sao.
Dưới đây là hình ảnh quá trình dầu cá ăn mòn xốp diễn ra trong khoảng thời gian 6 – 7 phút, kể từ lúc đổ dầu ra tấm xốp:
Cán bộ Viện Kiểm nghiện An toàn thực phẩm quốc gia tiến hành thực nghiệm đổ dầu ra tấm xốp. Ảnh: H.Hải
Sau khoảng hơn 1 phút bắt đầu có hiện tượng ăn mòn tấm xốp, khác nhau ở mỗi loại dầu cá. Ảnh: H.Hải
2 phút tiếp theo. Ảnh: H.Hải
Sau khoảng 6 phút, miếng xốp đã bị ăn mòn. Theo các chuyên gia và Cục ATTP, hiện tượng ăn mòn xốp là đặc tính của quá trình ester hóa nhằm đảm bảo chất béo trong dầu cá không bị phân hủy. Vào cơ thể người, dầu cá được ester hóa không bào mòn ruột, không gây hại cho cơ thể. Ảnh: H.Hải
Hồng Hải
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/su-that-bat-ngo-ve-dau-ca-omega3-an-thung-tam-xop-605484.html
SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ DẦU CÁ OMEGA-3 ‘ĂN’ THỦNG TẤM XỐP
Thứ Năm, ngày 7/1/2016 – 12:15
(PLO)- Dầu cá Omega-3 xuất xứ từ Trung Quốc có thể ăn mòn, xuyên thủng một tấm xốp trong vòng 10 phút có phải là hiện tượng bất thường không? Loại dầu cá này, nếu người ăn phải sẽ thế nào? Đây có phải dầu cá giả được làm từ hóa chất độc hại không???
Giải đáp những thắc mắc trên của bạn đọc, ngày 7-1, TS Huỳnh Khánh Duy, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết các thùng cách nhiệt (giữ lạnh thủy hải sản) được tạo thành từ vật tiệu polystyrene dạng xốp (polystyrene foam). Vật liệu này có thể tan trong một số loại dung môi như limonene hay tinh dầu chanh, trong một số loại dầu, mỡ. Chính vì vậy, polystyrene cũng có thể bị hòa tan bởi dầu cá.
Dầu, mỡ (bao gồm cả dầu cá) là hợp chất của sự kết hợp của glycerine các phân tử acid béo. Mỗi loại dầu, mỡ có thành phần rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ kết hợp của các acid béo với glycerine cũng như thành phần của các acid béo này trong dầu. Do đó, mỗi loại dầu, mỡ sẽ có khả năng hòa tan polystyrene nhanh hay chậm khác nhau.
Hiện tượng dầu cá ăn mòn tấm xốp chỉ là hiện tượng tự nhiên bình thường.
Hiện tượng hòa tan polystyrene bởi các chất dầu, mỡ là hiện tượng tự nhiên bình thường khi hai loại vật chất có khả năng tương hợp tiếp xúc với nhau, cũng giống sự hòa tan của đường hay muối vào trong nước. Chính vì vậy, việc sử dụng dầu cá có khả năng hòa tan nhựa xốp có thành phần polystyrene hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người (vì hệ tiêu hóa hay các cơ quan của người có tính chất hoàn toàn khác với polystyrene).
Trong tự nhiên, có những chất không hoàn tan được nhựa nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người (thí dụ một số chất hóa dẻo họ phthalates) và ngược lại (trường hợp dầu cá). Một số thuốc thoa ngoài da như thuốc trị ghẻ và chống muỗi, vắt D.E.P. (diethyl phthalate) cũng có khả năng hòa tan một số loại nhựa (thí dụ như thoa thuốc xong, không rửa tay mà đi cầm viết thì có thể làm chảy nhựa của viết).
Ngoài ra, một số dung dịch rửa sơn móng tay, dung dịch pha sơn cũng có khả năng hòa tan một số loại nhựa nhưng không thể ăn mòn da hay móng.
Trước đó, ngày 6-1, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi cho biết một khách hàng đã phản ánh hiện tượng lạ của một loại thực phẩm chức năng là dầu cá Omega-3 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau 10 phút đổ dầu cá Omega-3 trong viên thực phẩm chức năng lên tấm xốp, mặt xốp dần bào mòn và xuyên thủng. Trong khi thử nghiệm với loại thực phẩm chức năng cùng loại khác thì không xảy ra hiện tượng nói trên.
TRẦN NGỌC
Các thông tin bổ sung khác:
https://www.youtube.com/watch?v=r6TJpYoSq40
http://honestnutrition.blogspot.com/2013/05/does-fish-oil-dissolve-styrofoam-and-is.html
– Về thông tin dầu cá ăn mòn hộp xốp; tháng 01/2016 đại diện Cục ATTP – Bộ Y Tế đã chính thức công bố trên báo chí, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, và hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Vui lòng tham khảo thông tin giải thích bên dưới, và các đường link trên các phương tiện truyền thông đã công bố.
Xin gửi quý khách hàng thông tin:
- Hiện tượng fish oil hòa tan hộp xốp này là hoàn toàn bình thường. Hộp xốp làm bằng chất polystyrene có thể hòa tan trong dầu cá tinh khiết. Tất cả các loại dầu cá đều làm tan vật liệu polystyrene. Ngoài dầu cá omega 3 ra, một số loại dầu khác như tinh dầu chanh (lemon oil) cũng có đặc tính làm hòa tan vật liệu polystyrene. Khi làm thử phản ứng trên hộp xốp polystyrene, thì dạng ethyl ester (EE) của dầu cá sẽ hòa tan hộp xốp nhanh hơn dạng Triglyceride (TG), đó là do tính chất không phân cực của phân tử EE. Dầu cá thiên nhiên ở dạng triglyceride dễ bay hơi và sẽ được làm ester hóa để giữ cho dầu cá ổn định và giữ cho các chất acid béo thiết yếu là EPA và DHA (đây là 2 loại acid béo quý cho cơ thể chúng ta). Dầu cá qua quá trình ester hóa này còn loại bỏ bớt triglyceride đi. Nói tóm lại, đây là hiện tượng bình thường, các bạn nào bên hóa học hoặc nghành dược đều biết rất rõ. Cơ thể của chúng ta không có bộ phận nào làm bằng nhựa xốp polystyrene nên không bao giờ bị phản ứng như vậy, mà cơ thể chúng ta dùng loại acid béo này để hữu ích cho cơ thể
Link tham khảo :
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160107/loai-dau-ca-nao-cung-an-thung-xop/1034263.html
- Xem Youtube Omega 3 (có acid béo) hòa tan ly nhựa xốp (làm bằng Polystyrene)
https://www.youtube.com/watch?v=r6TJpYoSq40
Xem thêm các phản hồi khác của các bạn đọc tên báo tuổi trẻ:
Giang Vien đh CNTP 08:53 07/01/2016
Zzzz Dầu cá có 2 loại, nếu trên hộp dầu cá của bạn có kí hiệu là EE thì cho dù là của Mỹ hay Úc kiểu nào cùng bào mòn thùng xốp như thường. Tất cả đều an toàn (hiệp hội của Mỹ còn cho phép dùng). Tôi không hiểu chuyên môn của mấy người trong chi cục ATVSTP Quãng Ngãi như thế nào, điều cơ bản như vậy cũng không biết (Những ai học qua CNTP đều biết điều này), gây hoang mang dư luận.
nguyễn thị thanh minh 10:29 07/01/2016
Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường đó bạn. Hộp xốp làm bằng chất polystyrene có thể hòa tan trong dầu cá tinh khiết. Tất cả các loại dầu cá đều làm tan vật liệu polystyrene. Ngoài dầu cá omega 3 ra, một số loại dầu khác như tinh dầu chanh (lemon oil) cũng có đặc tính làm hòa tan vật liệu polystyrene. Khi làm thử phản ứng trên hộp xốp polystyrene, thì dạng ethyl ester (EE) của dầu cá sẽ hòa tan hộp xốp nhanh hơn dạng Triglyceride (TG), đó là do tính chất không phân cực của phân tử EE. Dầu cá thiên nhiên ở dạng triglyceride dễ bay hơi và sẽ được làm ester hóa để giữ cho dầu cá ổn định và giữ cho các chất acid béo thiết yếu là EPA và DHA (đây là 2 loại acid béo quý cho cơ thể chúng ta). Dầu cá qua quá trình ester hóa này còn loại bỏ bớt triglyceride đi. Nói tóm lại, đây là hiện tượng bình thường, các bạn nào bên hóa học hoặc nghành dược đều biết rất rõ. Cơ thể của chúng ta không có bộ phận nào làm bằng nhựa xốp polystyrene nên không bao giờ bị phản ứng như vậy, mà cơ thể chúng ta dùng loại acid béo này để hữu ích cho cơ thể
Maika 10:20 07/01/2016
Bạn Giang Vien ĐH CNTP nói đúng đó, dầu cá có 2 loại EE và TG, loại EE lúc nào cũng ăn mòn xốp. Cả 2 loại đều an toàn và có chất lượng tương đương nhau.
Anh Pham 17:48 06/01/2016
Hiện tượng dầu cá ăn mòn, làm thủng những vật dụng làm bằng xốp là hoàn toàn bình thường. Bởi vì vật liệu xốp có bản chất là polystyren có thể tan được trong dầu cá (omega 3) là các acid béo mạch thẳng chưa no. Cũng tương tự như việc muối, đường hòa tan được trong nước. Còn sở dĩ cũng là omega 3 nhưng có sản phẩm làm thủng thùng xốp nhanh, có sản phẩm chậm hơn hoặc không làm thủng….là vì omega 3 trong các chế phẩm trên thị trường sẽ tồn tại ở các dạng dẫn xuất khác nhau (như dạng triglycerid, ethyl ester là 2 dạng phổ biến), cũng như “độ sạch” cuả nguyên liệu omega 3…sẽ ảnh hưởng tới khả năng hòa tan styren. Một số thử nghiệm thấy dạng ethyl ester sẽ “làm thủng” hộp xốp nhanh hơn, cũng như khi “độ sạch” càng cao thì khả năng hòa tan càng nhanh…
Anh Pham 00:14 07/01/2016
Việc làm thủng vật liệu xốp dễ hay khó, nhanh hay chậm chỉ đơn thuần là đặc tính hòa tan các chất trong dung môi thôi nhé. Còn nói về omega 3 “xịn” hay “dỏm” thì rất rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới. Không tin thì cứ ra thị trường lấy đủ loại omega 3 về thử nghiệm xem sẽ rõ.
Trọng 19:57 06/01/2016
Trong omega có acid béo không no, ăn mòn xốp là đúng chứ sao, omega nào ghi có acid béo mà không ăn mòn thì nên xem xét lại nhé
Nghiêm Nhật Ân 18:55 06/01/2016
Đặc tính nầy đâu có gì lạ ! Viên dầu cá omega 3 của công ty Forever (Mỹ) tôi dùng cả chục năm nay cũng có đặc tính nầy mà tôi thấy rất tốt. Còn của TQ thì tôi không biết.
ong nguyen 18:51 06/01/2016
dầu cá ăn mòn xốp bình thường mà?
- Như Liên 16:29 06/01/2016
Ăn thủng xốp thì tốt mà!
- Chương Lê 10:02 07/01/2016
Dầu cá là a xít béo nên gặp mút xốp thì nó tan chảy ra thôi. Về học lại hoá học đi.
———————-
Một số Omega khác không có nhiều thành phần acid béo tốt dạng Ethyl Ester, mà là acid béo dạng Triglyceride không tốt bằng.
Các đường link giải thích vì sao Omega 3 ăn mòn thùng xốp: Thùng xốp được làm bằng Polystyren là chất bị hòa tan bởi acid béo (dạng ethyl-ester fatty acid),. Bởi bản chất của nó, polystyrene tan trong một số dài axit béo chuỗi được tìm thấy trong chất béo tự nhiên và dầu. Đây không phải là ngay cả một phản ứng hóa học: giống như đường tan trong nước, polystyrene xảy ra để hòa tan trong một số loại axit béo.
Và tập trung Omega-3 dầu cá tinh khiết cao là một trong những điều mà hòa tan polystyrene.
Chỉ vì Omega-3 có thể hòa tan polystyrene và làm cho lỗ hổng trong một cốc Styrofoam không
có nghĩa là ăn nhiều cá hoặc dùng omega-3 dầu cá tập trung sẽ ăn mòn dạ dày của chúng ta
và ruột hoặc gây hại cho cơ thể của chúng ta. Có nhiều nghiên cứu khoa học phong phú cho thấy
Omega-3 là, trên thực tế, rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. (May mắn thay cơ thể chúng ta không phải là làm polystyrene, hoặc axit dạ dày của chúng ta sẽ hòa tan nó quá!)