Stress do vẩy nến – Các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress

Các yếu tố gây stress từ bệnh vẩy nến. Bất kể stress được xác định như thế nào, nhiều nghiên cứu đã cho thấy một mối quan hệ khăng khít giữa stress và bệnh vẩy nến.

Stress do vẩy nến - Các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress
Stress do vẩy nến – Các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress

Các yếu tố gây stress và bệnh vẩy nến

Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực công việc, học tập, thi cử,… Stress quá độ sẽ khiến cho người bệnh có suy nghĩ tiêu cực và thậm chí có thể gây hại cho chính bản thân mình.

Mối quan hệ của stress, lo lắng, trầm cảm, chưa kể đến cảm giác bị kỳ thị, xấu hổ, bối rối và lòng tự trọng bị tổn thương, tất cả điều đó sẽ tác động lên người mắc bệnh vẩy nến.

Tác dụng tương hỗ giữa stress và nhiều hệ sinh học trong cơ thể có thể làm kích hoạt khởi phát bệnh vẩy nến. Đối với nhiều bệnh nhân, lo lắng hay trầm cảm là một triệu chứng có thể thấy sau sự cố, đặc biệt nếu ở tình trạng mãn tính và đặc biệt khi sự cố có thể nhìn thấy trực tiếp hoặc gây đau đớn.

Nhận diện các yếu tố gây stress

Yếu tố bên trong

  • Tình trạng sức khỏe chung
  • Đau đớn/Mệt mỏi
  • Lo lắng về tiền bạc
  • Thiếu tự tin
  • Cảm giác bị cô lập

Yếu tố bên ngoài

  • Thay đổi công việc/Chức vụ
  • Mâu thuẫn gia đình
  • Lên kế hoạch nghỉ hưu
  • Thuyết trình trước công chúng
  • Di chuyển tới/từ chỗ làm
  • Du lịch/Nghỉ lễ
  • Đám cưới sắp diễn ra
  • Các sự kiện xã hội
  • Các sự kiện thế giới: chiến tranh, thảm họa tự nhiên, kinh tế

Áp dụng bảng sau để liệt kê tất cả các yếu tố. Nhằm xác định cái nào là quan trọng hoặc ngược lại, bạn có thể kiểm soát được hay không.

QUAN TRỌNG KHÔNG QUAN TRỌNG
Kiểm soát được
Không kiểm soát được

Các yếu tố gây stress và việc đáp ứng của cơ thể?

Hãy để ý đến phản ứng của cơ thể. Đó như một mô hình đáp ứng hằng định. Nếu bạn hiểu rõ chúng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát stress.

1. Thực thể

Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn … Bệnh vẩy nến bùng phát.

2. Hành vi

Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập. Liên tục nhai kẹo cao su, nghiến răng, đặc biệt về đêm. Bốc đồng, phản ứng thái hóa trước những tranh cải.

3. Tâm lý

Mất niềm tin, hay nghi ngờ, xu hướng khổ ải và mất phương hướng trong cuộc sống, dễ bị tổn thương.

4. Nhận thức

Rối loạn trí tuệ/tập trung. gGp khó khăn trong suy nghĩ hoặc thực hiện các thao tác đơn giản như làm tính cộng, đọc sách, hay quên, mất trí nhớ và mất khiếu hài hước.

5. Tinh thần

Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,… Hay buồn chán, hồi hộp và nóng giận.

Kiểm soát các đáp ứng của bạn với stress

Hãy sử dụng bảng sau để kiểm soát các đáp ứng của bạn với stress cũng như các yếu tố gây stress.

 TRIỆU CHỨNG  TÁC NHÂN  TRIỆU CHỨNG  TÁC NHÂN
 Đau ngực  Mệt mỏi
 Nặng ngực  Thiếu năng lượng
 Hồi hộp  Khó ngủ
 Đau đầu  Trầm cảm/Lo âu
 Đau cổ gáy  Buồn
 Nghiến răng  Khóc
 Đau lưng  Kích thích/Cáu giận
 Chuột rút  Mệt mỏi
 Căng nhức cơ  Hay quên
 Đau  Lo lắng
 Đau bụng/Buồn nôn  Bồn chồn
 Tiêu chảy/Táo bón  Thiếu động lực
 Hút thuốc tăng  Đổ lỗi cho người khác
 Uống rượu tăng  Cô đơn
 Ăn nhiều hơn chỉ để ăn,  không phải do đói  Bùng phát tổn thương da  (chỉ rõ loại tổn thương), ví  dụ: Vẩy nến

Mức độ đáp ứng với stress với thang điểm từ 0 đến 10 như sau:

  • Không khó chịu: 0
  • Hơi khó chịu: 1-2
  • Khó chịu vừa phải: 3-5
  • Rất khó chịu: 6-8
  • Cực kỳ khó chịu: 9-10
 Ngày/Giờ  Mức độ Stress (0-10)  Tôi đã làm gì?  Tôi đã nghĩ gì
 Ví dụ:   9.30pm  10  Tranh cãi với  đồng nghiệp, la hét     và giận  dữ  Tôi ghét chính mình,  tôi ghét anh ta/cô  ta,  tôi ghét cuộc     sống  này, tôi ghét cái  cảm  giác này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *