Thông tin về trầm cảm và vẩy nến mà người bệnh cần biết

Trầm cảm và vẩy nến thường đi kèm. Trầm cảm là bệnh lý thường gặp ở người bệnh vẩy nến, trầm cảm làm triệu chứng vẩy nến nặng hơn, biến chứng xảy ra nhiều hơn, giảm tuân thủ điều trị, tăng nguy cơ tử vong và tự sát trên người bệnh.

Thông tin về trầm cảm và vẩy nến mà người bệnh cần biết
Thông tin về trầm cảm và vẩy nến mà người bệnh cần biết

Quan hệ mật thiết giữa trầm cảm và vẩy nến

Không chỉ ảnh hưởng đến da, bệnh vẩy nến có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thậm chí khiến người bệnh trầm cảm. Để cải thiện trầm cảm, trước tiên, người bệnh cần áp dụng các biện pháp để giảm triệu chứng bệnh vẩy nến.

Bệnh vẩy nến xuất hiện ở nhiều vị trí trên da nên khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm, cộng thêm sự kỳ thị của những người xung quanh. Đây chính là yếu tố rất đáng ngại của căn bệnh.

Tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều so với ung thư và các bệnh lý mạn tính khác. Theo ước tính của Tổ chức Bệnh vẩy nến Hoa Kỳ, khoảng 63% người mắc bệnh vẩy nến rơi vào trường hợp bị trầm cảm dạng nhẹ và nặng hoặc mắc các chấn thương tâm lý.

Bệnh còn gây những triệu chứng khó chịu khiến người bệnh dễ bị trầm cảm: ngứa ngáy, chảy máu, sưng, đau khớp (có tới 42% người mắc bệnh vẩy nến bị sưng, đau khớp do viêm khớp vẩy nến).

Không chỉ vậy, các triệu chứng này còn khiến người bệnh hạn chế hoạt động thể chất, ngại giao tiếp hay tránh tiếp xúc thân mật như quan hệ tình dục.

Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng hơn 60% người mắc bệnh vẩy nến có thể gặp một số dạng rối loạn chức năng tình dục. Một nghiên cứu năm 2007 cũng cho thấy ít nhất 80% người bị bệnh vẩy nến giảm năng suất làm việc, học tập.

Những dấu hiệu trầm cẩm ở bệnh nhân vẩy nến

Mỗi người bệnh sẽ có những dấu hiệu trầm cảm khác nhau, tuy nhiên phần lớn họ có chung các dấu hiệu như: cáu gắt, mệt mỏi; thay đổi khẩu vị; không thể tập trung hoặc chú ý…

  • Cáu gắt, mệt mỏi
  • Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mất hứng thú hoặc rối loạn chức năng tình dục
  • Giảm cân hoặc tăng cân
  • Cảm giác mình bất tài, vô dụng
  • Muốn làm tổn thương bản thân, tệ hơn là tự tử
  • Không tìm thấy niềm vui trong những sở thích trước đó
  • Thường xuyên khóc
  • Đau đầu
  • Chuột rút hoặc đau toàn thân không rõ nguyên nhân
  • Không thèm ăn hoặc cảm thấy đói hơn bình thường
  • Không thể tập trung
  • Khó khăn khi đi làm hoặc đi học

Trầm cảm và vẩy nến, bạn đã sẵn sàng sống chung với nó

Thách thứ với bản thân người bệnh vẩy nến là mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đạt được, cần sự kết hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ nhằm tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Song song, người bệnh phải có sự kiên trì tuyệt đối để tuân thủ kế hoạch điều trị cũng như giữ vững tinh thần lạc quan, không làm tình trạng bệnh trở nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *