Bệnh viêm da cơ địa có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại, thường xảy ra ở trẻ em. Phụ huynh cần để ý những triệu chứng bệnh viêm da cơ địa để chăm sóc cho trẻ nhỏ.
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa – Cơ bản
Thông thường, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa cơ bản như sau:
- Da nổi đỏ và khô da
- Da sần, nhạy cảm, sưng lên do gãi
- Da dày hơn, nứt nẻ, chảy dịch và bong vảy
- Da xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi có thể chảy mủ. Đặc biệt ở các vị trí như mặt, quanh đầu gối, cổ thay, khuỷu tay, mắt cá chân,…
Ngứa là tình trạng phổ biến, có thể ngứa rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu ở trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, chán ăn, ngủ không ngon, cơ thể chậm phát triển,.. Tuy nhiên hình thái tổn thương của bệnh có thể khác nhau ở từng độ tuổi và giai đoạn phát triển.
Tuổi nhũ nhi và sơ sinh
Bệnh khởi phát sau khi sinh khoảng 3 tuần với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và xuất hiện các mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết, đóng vảy,… do đó bệnh rất dễ bị bội nhiễm khiến các hạch lân cận sưng to.
Các vị trí thường gặp nhất là ở hai má, đầu, trán, thân người, mặt dưới các chi. Nếu trẻ biết bò thì có thể xuất hiện ở hai đầu gối.
Thời kỳ trẻ em 2 – 12 tuổi
Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em:
- Tổn thương da khô ráp, nứt nẻ và gây ngứa ngáy
- Thường xuất hiện ở vùng tỳ đè như mặt sau đầu gối, đầu gối, khuỷu tay, mu bàn tay,…
- Có xuất hiện mảng lichen hóa dạng đĩa
Thậm chí, bệnh thường đi kèm với tình trạng đục thủy tinh thể và viêm kết mạc dị ứng
Tuổi trưởng thành
Với người lớn khi bị viêm da cơ địa sẽ xuất hiện mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, bị lichen xơ hóa và ngứa. Các vị trí thường bị gồm nếp gấp khuỷu tay, khoeo tay chân, vùng da quanh mắt, rốn, lòng bàn tay, bàn chân.
Viêm da cơ địa thời kỳ trưởng thành có thể đi kèm với chứng sốt cỏ khô và bệnh hen suyễn. Hình thái tổn thương của bệnh có sự khác biệt rõ rệt ở giai đoạn cấp và mãn tính.
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa theo giai đoạn phát triển
Triệu chứng Chàm/Viêm da cơ địa cấp tính
Đây được coi là giai đoạn đầu tiên của viêm da cơ địa, lúc này bệnh mới hình thành nên các dấu hiệu chưa rõ ràng. Triệu chứng thường xuất hiện ở tay, chân, mặt, trán và nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn sẽ lan rộng ra các vùng da khác. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Da khô, đỏ nhưng không có ranh giới rõ ràng;
- Cảm thấy ngứa và tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần;
- Vùng da tổn thương xuất hiện đám sần và mụn nước nhỏ li ti;
- Da bị sưng, phù nề, mụn nước bị vỡ tiết dịch và đóng vảy;
- Có thể xuất hiện các vết trợt, mụn mủ do bị bội nhiễm.
Với trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa cấp tính thì các biểu hiện của chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến phần lớn cơ thể của bé ngay từ khi mới sinh và mức độ sẽ nặng hơn theo thời gian. Các dấu hiệu sẽ xuất hiện nhiều ở đầu gối và trước mặt hai khuỷu tay.
Triệu chứng Chàm/Viêm da bán cấp
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn cấp tính của bệnh. Trong giai đoạn này người bệnh vẫn có các biểu hiện ngứa rát đặc trưng kèm đau nhức. Tuy nhiên da thì không bị phù nề, không tiết dịch nhưng trở nên dày hơn và xuất hiện các vết nứt trên bề mặt.
Viêm da cơ địa bán cấp thường tiếp tục phát triển thành Viêm da cơ địa mãn tính, tuy nhiên với một hệ tác nhân kích thích mới có thể kìm hãm sự phát triển và xuất hiện trình trạng chàm/viêm da mãn tính.
Triệu chứng Chàm/Viêm da mãn tính
Khi viêm da cơ địa bị tái đi tái lại nhiều lần sẽ trở thành mãn tính. Giai đoạn này còn được gọi là tình trạng lichen hóa, lúc đó da sẽ dày hơn, có ranh giới rõ ràng và cực kỳ ngứa. Da xuất hiện các khu vực sẫm màu cùng các vết nứt kéo dài, có dấu hiệu bong tróc. Tình trạng bệnh có thể kéo dài xuyên suốt, phát bệnh theo từng đợt và ngứa ngáy âm ỉ.
Giai đoạn này còn được gọi là tình trạng lichen hóa trên da. Da dày hơn, khô và khó chịu. Xuất hiện các khu vực da sẫm màu cùng các vết nứt kéo dài. Có dấu hiệu bong tróc. Tình trạng bệnh kéo dài xuyên suốt, phát bệnh theo từng đợt, ngứa ngáy âm ỉ.